Tuesday, November 29, 2011

DẤU HIỆU MỚI ĐẦY LẠC QUAN CHO TƯƠNG LAI CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM KHI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TUYÊN BỐ: “HOÀNG SA , TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”?

DẤU HIỆU MỚI ĐẦY LẠC QUAN CHO TƯƠNG LAI CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM KHI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TUYÊN BỐ: “HOÀNG SA , TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”?

Ngày 25.11.2011, lần đầu tiên cả nước được nghe những lời tuyên bố quan trọng của một lãnh đạo cao cấp, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, tại diễn đàn quốc hội về chủ quyền không thể chối cải của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực một phần năm 1956 và toàn phần năm 1974, và sau đó quần đảo Trường Sa (năm 1988).

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức tuyên bố:

“Chúng ta (Việt Nam) đã làm chủ thực sự hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ thế kỷ 17, khi (bất cứ đảo nào của) hai quần đảo này chưa thuộc bất cứ quốc gia nào (khác) ”

“Đối với Hoàng Sa thì năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng một vài quần đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của Chính Quyền Sài Gòn, Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa......
Đối với quần đảo Trường Sa, năm 1975 hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 đảo do quân đội Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa đang quản lý. Sau đó với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra Việt Nam còn xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này – vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.Trung quốc đánh chiếm 7 bãi đá ngầm (từ năm 1988)”....

Hành động này của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là một hành động đột phá rất đặc biệt và ngoạn mục về tư duy của thành phần lãnh đạo cao cấp hiện nay của Việt Nam. Toàn dân hy vọng qua hành động này, nói lên sự quay trở lại của lãnh đạo Việt Nam với “chủ nghĩa dân tộc” chân chính, đối nghịch hoàn toàn loại tư tưởng rất sai lầm “phi quốc gia” của chủ nghĩa cộng sản mà Trung Quốc đại Hán từ bao năm qua đã tuyên truyền với các nước trong quỉ đạo “cộng sản” của họ. Trung Quốc đã lợi dụng một cách xảo quyệt và có hệ thống chiêu bài thế giới cộng sản đại đồng không tưởng nhằm sáp nhập và đồng hóa các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam giờ đây đã ý thức được dã tâm của bá quyền Trung Quốc, đã bắt đầu thực sự công khai đối đầu trước những hành động xâm lấn thô bạo của Trung Quốc đã xãy ra từ nhiều thâp niên qua trên Biển Đông, nhằm chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việc làm này của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể nói lên được sự thay đổi cơ bản quan niệm chủ quyền và quyền lợi của quốc gia là tối thượng và vượt trên các chủ thuyết chính trị mơ hồ do thế lực bá quyền Trung Quốc đại Hán tuyên truyền cám dỗ mà hậu quả đã gây ra chết chóc tan thương không kể xiết cho đồng bào Việt Nam, gây thiệt hại khôn lường cho đất nước, đưa đến tình trạng Việt Nam bị lạc hậu và thua kém xa các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam nay đã thấu rõ rằng bọn bá quyền Trung quốc chính là kẻ thù và là mối nguy hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ và sự tồn vinh của đất nước Việt Nam. Hành động can đảm của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam khi công khai tố cáo Trung Quốc xâm lược và đang chiếm đóng lãnh thổ biển đảo của Việt Nam, bước đầu thay đổi tư duy của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kẻ thù chính của toàn dân Việt Nam nay đã được công khai xác định, đó chính là bọn bá quyền ngoại bang phương Bắc. Ngoài mặt họ luôn ngon ngọt rỉ tai tình đồng chí anh em “xã hôị chủ nghĩa” nhưng trong thâm tâm họ mang đầy dã tâm “đại Hán”, thôn tính lãnh thổ và đồng hóa dân Việt như ông cha họ đã liên tục cố gắng thực hiện.

Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu tuy quan trọng là nói lên được sự thay đổi tư duy về “đồng chí” của Đảng Cộng Sản việt Nam về sự toàn vẹn lãnh thổ. Dù theo quan điểm chính trị nào, mọi người đều phải phục vụ cho quyền lợi của tổ quốc, cho đồng bào, cho sự toàn vẹn lãnh thổ. Quan điểm chính trị phải đặt quyền lợi của đất nước, tình cảm dân tộc, tình yêu đồng bào cùng tổ tiên trên tình đồng chí xa vời, ảo tưởng mà thế lực bành trướng ngoại bạng (Trung Quốc) tuyên truyền áp đặt trong hơn nửa thế kỷ qua.
Lúc này hơn lúc nào hết, lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cần phải có hùng tâm đi thêm một bước quan trọng hơn và có tính cách quyết định cho tương lai của đất nước, đó là nhanh chóng từ bỏ lợi ích đảng phái, lợi ích cá nhân, và đặt lợi ích dân tộc lên trên; chấp nhận những khác biệt quan điểm, chấp nhận quyền bình đẳng của tất cả công dân Việt Nam trong công cuộc điều hành đất nước, tôn trọng và phát huy các quyền căn bản của con người. Nhận thức rõ kẻ thù chính của tổ quốc là bọn bành trướng bá quyền ngoại bang chứ không phải là người Việt Nam có quan điểm khác biệt. Người cộng sản phải thấm nhuần lời dạy của tổ tiên: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, dân cùng một nước phải thương nhau cùng”, để cư xử có tình lý, có nhân cách.

Người có đủ quyền hành và trách nhiệm trước toàn dân thực hiện một bước đi rất quan trọng kế tiếp này để sớm khai phóng cả nước và tạo điều kiện cho đất nước nhanh chóng phục hồi là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông Nguyễn Phú Trọng. Chỉ có hành động của ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ có bước đột phá của ông, thì những việc làm sai trái , hành động chuyên quyền của thuộc cấp của đảng cộng sản trong tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương mới nhanh chóng chấm dứt, các quyền tự do căn bản của người dân mới được phục hồi. Có như vậy toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ cùng nhau góp sức nhanh chóng xây dựng lại đất nước, bảo vệ tổ quốc chống lại ngoại xâm.

ĐỐI NGOẠI: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã can đảm bước một bước quan trọng, khẳng định rỏ ràng chủ quyền và tố cáo trước công luận thế giới hành động xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
ĐỐI NỘI: Cả nước đang mong chờ Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ông Nguyễn Phú Trọng, dũng cảm bước một bước quan trọng hơn, khẳng định trước toàn dân chấm dứt độc tài chuyên chính, tái lập tất cả quyền tự do dân chủ, chấp nhận và tôn trọng đối lập.

Có như vậy, toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ thật sự đồng tâm hiệp lực, nhanh chóng xây dựng lại đất nuớc và bảo vệ tổ quốc Việt Nam yêu quí.

Ngày 27/11/2011
Lê Quang Long, Ngô Khoa Bá, Nguyễn Hùng
Email: hungthuoc@yahoo.com, savevietnam09@gmail.com

Monday, November 21, 2011

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG OBAMA TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI ÚC NGÀY 17/11/2011

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG OBAMA TRƯỚC LƯỠNG VIỆN QUỐC HỘI ÚC NGÀY 17/11/2011, CÓ GÌ ĐẶC BIỆT VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM.

Trong bài diễn văn Tổng Thống Hoa Kỳ đọc trước lưỡng viện quốc hội Úc ngày 17/11/2011*, tuy Ông Obama đã chú tâm đến mối tình bằng hữu giữa Úc và Mỹ, nhưng Ông đã dành một phần rất quan trọng của bài diễn văn nêu lên một số vấn đề liên quan đến tình hình an ninh chung của khu vực Biển Đông, Á Châu và mối liên đới chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và quyền tư do dân chủ. Riêng vấn đề phát triển kinh tế kết hợp với các quyền tự do dân chủ của người dân, Ông Obama phát biểu như sau:

“........
khi chúng ta phát triển kinh tế, chúng ta cũng cần ghi nhớ sư liên hệ mật thiết giữa sự phát triển và việc điều hành hiệu quả của nhà nước – chấp hành các qui định của pháp luật, sự minh bạch của các cấp của chính quyền và sự bình đẳng của cơ quan tư pháp.
Vì lịch sử đã chứng minh rằng, qua quá trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế luôn cùng nhau đồng hành. Thịnh vượng mà không có tự do dân chủ thì chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó.

Điều này mang tôi tới một lãnh vực cuối cùng mà chúng ta đang hướng tới - sự hỗ trợ của chúng ta cho các quyền căn bản của con người.

Mỗi quốc gia phải tạo ra con đường đi tới riêng cho chính mình.

Nhưng cũng có một số quyền của con người được coi là phổ quát, trong số này có thể kể quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do tôn giáo, và quyền tự do chọn những người lãnh đạo đất nước của mình.

Những quyền này không phải quyền của người Mỹ, quyền của người Úc, quyền của người Tây Phương. Những quyền này là quyền chung của con người, nhân quyền.

Những quyền này khuấy động đến lương tâm của con người, vì chúng ta đã thấy được các thể chế dân chủ đã thành công ở đây tại Châu Á.

Những thể chế khác đã được thử áp dụng trước đây- phát xít, cộng sản, độc tài cá nhân, và độc tài phe nhóm. Và những thể chế này đã thất bại vì một lý do đơn giản: các thể chế này đã quên rằng nguồn gốc tối thượng của quyền lực hợp pháp là ở lòng dân.

Đúng, dân chủ có thể rối rắm và thô bạo,và tôi biết rằng tất cả quí vị tại đây đã tận dụng nhuần nhuyển trong những buổi chất vấn và tranh luận (tại lưỡng viện Quốc Hội Úc).

Dù cho chúng ta có nhiều khác biệt tư tưởng giữa các đảng phái, chúng ta đều biết rỏ rằng thể chế dân chủ chúng ta được thụ hưởng là một hình thể chính quyền tuyệt vời nhất được nhân loại biết đến.

Do vậy, là hai quốc gia có thể chế dân chủ tuyệt vời (Úc, Mỹ), chúng ta cần lên tiếng bảo vệ cho những quyền tự do này một khi những quyền này bị hăm dọa.
Chúng ta cùng đồng hành với các các quốc gia vừa bước vào thể chế dân chủ, như Indonesia, giúp họ củng cố các cấp trong chính quyền mà từ đó xây dựng một nhà nước tốt.

Chúng ta khuyến khích một nhà nước mở, bởi vì các quyền dân chủ có được hay không sẽ tùy thuộc sự thông tin đầy đủ và sự tham gia tích cực của người dân.
Chúng ta giúp củng cố các tổ chức dân sự, vì các tổ chức này giao quyền cho dân để kiểm soát việc làm và trách nhiệm của chính quyền.

Và chúng ta cổ võ nhân quyền cho tất cả mọi người - kể cả phụ nữ, dân tộc thiểu số và văn hóa địa phương– vì khi xã hội nào tiếp thu được những tiềm năng của người dân, xã hội đó sẽ được thành công hơn, sẽ được thịnh vượng hơn và công bình hơn.
Những nguyên tắc này đã hướng dẫn chúng tôi tiếp cận được với Miến Điện, qua sự kết hợp cấm vận và thương thảo.

Hôm nay, bà Aung San Suu Kyi được hoàn toàn tự do, không còn bị quản thúc tại gia. Một số tù nhân chính trị được trả tự do và chính quyền đã bắt đầu thương thảo với các thanh phần đối lập.

Tuy vậy, các vi phạm nhân quyền vẩn còn tồn tại. Do đó chúng tôi sẽ tiếp tục nói rõ về những bước mà chính quyền Miến Điện phải thực hiện để cải thiện bang giao với Mỹ.
Đây là con đường tương lai mà chúng tôi theo đuổi trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương – an ninh, thịnh vượng và phẩm giá nhân quyền cho tất cả người dân trong khu vực. Đó là những điều mà chúng tôi đứng ra đấu tranh. Đó là bản chất của người Mỹ chúng tôi.

Đó là những mục tiêu mà chúng tôi sẽ theo đuổi, cùng với sự tham gia của các nước đồng minh và bạn bè, và với mọi sức lực cơ bản của người Mỹ.
Do đó không còn nghi ngờ gì nữa: tại khu vực Á Châu Thái Bình Dương trong thế kỷ thứ 21, nước Mỹ sẽ toàn tâm toàn lực nhập cuộc.

Tuy nhiên, trong giai đoạn có những thay đổi to lớn và đầy bất định này,tuơng lai có vẻ dường như không chắc chắn. Xuyên qua một đại dương to lớn, chúng ta không thể lường trước được khó khăn hay trở ngại gì đang đón chờ ở nơi chân trời phía trước. Nhưng nếu mà vùng đất to lớn này và dân chúng tại đây có thể dạy chúng ta điều gì, thì đó là lòng quyết tâm đấu tranh cho quyền tự do dân chủ và sự tiến bộ mà chúng ta không có lý gì để nghi ngờ.

Đó lý do tại sao phụ nữ của nước Úc này đã đứng lên đòi hỏi chính quyền phải lắng nghe tiếng nói của họ, đã đưa đến nước Úc là quốc gia đầu tiên cho phụ nữ có quyền bầu cử ứng cử vào quốc hội và, đã có phụ nữ trở thành Thủ Tướng.
Đó là lý do tại sao dân chúng xuống đường biểu tình - từ Đề Li, Seoul, từ Manila đến Jakarta - để loại bỏ chế độ thực dân và độc tài và từ đó xây dựng nên những nước dân chủ to lớn nhất của thế giới.

Đó lý do tại sao có một quân nhân Nam Triều Tiên đứng canh tại vùng phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên để bảo vệ người dân miền Nam, và tại sao có một thanh niên Bắc Triều Tiên dám liều mạng sống trốn qua biên giới. Tại sao những người lính đội nón xanh bảo vệ hòa bình cho một nước mới thành lập. Và tại sao những phụ nữ đã gan dạ vào các nhà chứa cứu thoát các em gái trẻ thoát khỏi cảnh nô lệ thời nay, một thảm cảnh phải cần bị tiêu diệt.

Đó lý do tại sao những thanh niên mặc áo quần bình thường, vì hòa bình, đã đối đầu với hành hung và súng đạn, và tại sao hằng ngày - từ thành phố to lớn đến những làng mạc hẻo lánh, trong số những hành động anh dũng mà thế giới chúng ta có lẽ chưa bao giớ mục kích – như một học sinh đăng tin vào một blog; một người dân ký tên vào một tuyên cáo, một người đấu tranh không chịu khuất phục, bị quản thúc tại nhà, để đòi các quyền tự do dân chủ tương tự như những gì mà chúng ta hiện đang thụ hưởng.
Thế giới luôn ngưởng mộ và sẽ không quên những anh chị này.

Dòng lịch sử có thể ngưng và chảy, nhưng với thời gian trôi qua, các dòng lịch sử di chuyến một cách quả quyết, quyết liệt, theo một hướng duy nhất.

Lịch sử đứng về phía của các xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do, con người tự do. Và tương lai thuộc về những con người gan dạ quyết tâm đứng vững và đấu tranh cho những lý tưởng này, trong khu vực này và trên toàn thế giới.

Đây là câu chuyện của sự liên minh mà chúng ta ăn mừng hôm nay. Đây là tố chất của lãnh đạo mới của Mỹ. Đó là là tố chất của mối quan hệ của chúng ta. Và đây là công tác mà chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện, cho sự an ninh, sự thịnh vượng, và phẩm giá của tất cả mọi người trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Xin Thượng Đế chúc phúc cho nước Úc, Thượng Đế chúc phúc cho nướcMỹ và Thượng Đế chúc phúc cho tình bằng hữu giữa hai dân tộc của chúng ta.

Cám ơn quí vị rất nhiều. “


Qua bài diễn văn của Tổng Thống Obama, là một nước trong vùng Á châu Thái bình Dương, Việt Nam ( cùng với Trung quốc, Bắc Hàn) sẽ được chính quyền và dân chúng Mỹ đặc biệt quan tâm. Nhà nước Việt Nam hiện nay không còn có thể vịn vào bất cứ lý do gì để bám víu vào thể chế độc đảng chuyên chính lỗi thời mà phải nhanh chóng thay đổi thành một thể chế thực sự tự do dân chủ để kịp thời hội nhập cùng các nước dân chủ tự do trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương và trên toàn thế giới.

Tổng Thống Obama rất đúng khi tuyên bố:

- Lịch sử đứng về phía của các xã hội tự do, chính quyền tự do, kinh tế tự do, con người tự do.
- Lịch sử chứng minh rằng, qua quá trình lâu dài, dân chủ và phát triển kinh tế cùng nhau đồng hành. Và thịnh vượng mà không có tự do thì chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó.


Hiện trạng của Việt Nam là minh chứng cho những lời phát biểu của Tổng Thống Obama.
Lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam - Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị - phải noi gương các nước trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, nhanh chóng trả lại quyền tự do dân chủ cho toàn dân để Việt Nam được thực sự phát triển toàn diện.

Ngày 20 tháng 11 năm 2011
Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long
Email liên lạc: hungthuoc@yahoo.com , savevietnam09@gmail.com

* http://www.smh.com.au/national/text-of-obamas-speech-to-parliament-20111117-1nkcw.html#ixzz1dw9e4A00

Wednesday, November 16, 2011

Tương Lai Của Việt Nam Và Trách Nhiệm Lịch Sử của TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng

Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn trong thôn bài viết của các anh Nguyễn Hùng - Ngô Khoa Bá - Lê Quang Long gửi đến Danlambao. Đây là những "góp ý" mà các anh cũng đã vừa gởi cho lãnh đạo DCSVN. Ba anh là những trí thức đã từng thông tin về việc National Geographic Society phát hành bản đồ xuyên tạc sự thật.
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/11/tuong-lai-cua-viet-nam-va-tbt-ang-csvn.html

Tương Lai của Việt Nam và Trách Nhiệm Lịch Sử của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng


Thể chế chính trị tại Việt Nam là một thể chế chuyên chính, Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố công khai trên toàn thế giới và toàn dân đều biết rõ. Liên tục nắm chính quyền bắt đầu tại miền Bắc và cả nước Việt Nam (sau 1975) trong suốt thời gian gần 60 năm từ 1954 đến nay (1954-2011), Đảng Cộng Sản Việt Nam do đó phải chịu trách nhiệm về việc đã đưa đất nước vào tình trạng nghèo đói, thua kém các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Dữ kiện thực tế trước kia và hiện nay đã chứng minh rõ ràng điều này.

Thể chế chuyên chính này đã gây ra nhiều đau thương mất mát cho đại đa số người dân -trước và sau khi đất nước được thống nhất, làm trì trệ sự phát triển mọi mặt của đất nước: kinh tế, xã hội, và nhất là con người về cả mặt tinh thần lẫn thể xác, cụ thể là từ 1975 đến nay. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải thừa nhận những lỗi lầm nghiêm trọng này là do chính họ gây ra. Chính lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước toàn dân.

Quyền điều hành đất nước tập trung vào bộ chính trị của đảng, lãnh đạo bởi ông Tổng Bí Thư, rồi đến ban chấp hành trung ương đảng. Vì không chấp nhận đối lập nên những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối chánh sách cai trị đất nước của đảng cộng sản Việt Nam không được kịp thời nhận biết hay thay đổi, hoặc họ cố tình làm ngơ trước khuyến cáo của các khoa học gia trong và ngoài nước về sự thiệt hại nghiêm trọng khó lường cho môi sinh và phi kinh tế của dự án có tầm vóc quốc gia, gây hệ lụy sâu xa và lâu dài cho cả nước, như dự án khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên chẳng hạn. Do sự việc đảng viên được hưởng nhiều đặc ân, đặc quyền và được đảng bao che bảo vệ nên lãnh đạo chánh quyền từ thấp đến cao lạm quyền, độc đoán, ngang tàng, hống hách và nhũng lạm. Ỷ vào quyền lực tuyệt đối của đảng, thành phần quan chức chánh quyền trở thành giai cấp thống trị; thay vì tôn trọng dân, thì đảng viên xem người dân như tôi tớ, là lớp người thấp nhất trong thang cấp ưu tiên của đảng. Cán bộ quan chức càng ngày càng trở nên lạm quyền, tham lam, sẵn sàng gán ghép người dân tội danh phản động (theo điều khoản79 và 88 của luật hình sự phản dân chủ) để bỏ tù khi họ chỉ đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình hay bày tỏ quan điểm cá nhân trong ôn hòa.

Trước sự chuyển mình có tình cách dứt khoát về sự đoạn tuyệt thể chế xã hội chủ nghĩa của các nước cộng sản kỳ cựu tại Âu Châu vào cuối thập niên 80, thay vì học hỏi kinh nghiệm của Nga và các nước Đông Âu, Việt Nam lại chọn con đường “đổi mới” gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo khuôn mẫu của Trung Quốc. Tuy phương cách nửa vời này có làm cho đời sống kinh tế của dân chúng cải tiến hơn so với thời kỳ bao cấp vô cùng nghèo đói, nhưng lại tạo ra nhiều tệ nạn cả trong guồng máy đảng nhà nước và ngoài xã hội, như dịch tham nhũng vô phương cứu chữa, lãng phí nghiêm trọng nguồn tài nguyên của đất nước cả về vật chất lẫn con người, và tạo ra một tầng lớp một giai cấp chủ nhân mới được đảng và nhà nước bảo vệ. Sự kết hợp giữa quan chức nhà nước lợi dụng quyền thế cho lợi ích cá nhân và bè phái đã và đang lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế của cả nước, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước về mọi mặt. Sau hơn 20 năm “đổi mới”, nền kinh tế của đất nước vẫn còn lạc hậu so với các nước trong vùng Đông Nam Á. Liên tục trong nhiều năm qua, mỗi năm ba triệu người Việt sinh sống tại nước ngoài đã phải chia sẻ và tiếp sức cho 90 triệu dân trong nước với hơn 300 ngàn tỷ Đồng (15 tỷ Đôla, chính thức và không chính thức), tương đương 1/7 tổng sản lượng của cả nước. Trước viễn cảnh siêu lạm phát về kinh tế, yếu kém về cả ngoại giao lẫn quốc phòng và tuy bị Trung Quốc lấn ép khinh thường, lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục làm đồng chí thân thiết của Trung Quốc, mặc dầu trên đất liền và nhất là ngoải Biển Đông, Trung Quốc liên tục lấn chiếm, cướp phá tàu thuyền và giết hại ngư dân khi họ đi làm ăn trên chính vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Gần đây, cao trào dân chủ trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Bắc Phi và Trung Đông đang diễn tiến nhanh chóng. Các chế độ độc tài, quân chủ độc đoán hay dưới bất cứ hình thức nào đã phải hoặc đang thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, thực sự tự do dân chủ đa đảng trước đòi hỏi chính đáng của dân chúng. Gần hơn, tại Đông Nam Á, chính quyền độc tài quân phiệt khét tiếng tại Miến Điện cũng đã chính thức đoạn tuyệt với chế độ độc tài chuyên quyền, trao lại tự do dân chủ cho dân theo một phương cách ôn hòa và ổn định. Trong tình hình rất nghiêm trọng của đất nước trước nạn ngoại xâm và tình trạng càng ngày tệ hại và sự tồi tệ trong việc quản lý kinh tế, tài nguyên, an sinh của đại đa số dân chúng, Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường với hai cách lựa chọn duy nhất:

1. Hoặc là cứ khư khư giử lấy thế độc quyền chuyên chính chỉ dành riêng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam cai trị Việt Nam.

2. Hoặc chính Đảng Cộng Sản Việt Nam phải có hùng tâm tự mình đứng ra làm một cuộc cách mạng “tự giải phóng” để nhanh chóng tạo sự đoàn kết và cùng toàn dân trong ngoài nước, không phân biệt quan điểm chính trị, đưa Việt Nam hòa nhập cùng cộng đồng thế giới tiến bộ, thực sự tự do dân chủ.


Giải pháp số 1 trước mắt là tiếp tục của sự thất bại về mọi mặt mà toàn dân cả nước đã, đang gánh chịu và lại sẽ phải tiếp tục gánh chịu, kèm theo nguy cơ bị bá quyền Trung Quốc xâm lấn. Đảng Cộng Sản Việt Nam không còn phương cách nào khác để lựa chọn ngoại trừ giải pháp thứ 2, nếu Đảng Cộng Sản Việt Nam thực sự yêu nước, sẳn sàng hy sinh quyền lợi riêng tư của đảng vì tương lai của đất nước, dân tộc và vì chính lợi ích lâu dài của Đảng Cộng Sản. Mọi đảng viên phải chấp nhận hy sinh quyền lợi cá nhân trước mắt, từ bỏ thế độc quyền chuyên chế, nhanh chóng hòa nhập với trào lưu tiến bộ của thế giới.

Muốn làm như vậy, chính thành phần lãnh đạo nồng cốt của đảng cộng sản Việt Nam, bộ phận lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam phải đi tiên phong, có trách nhiệm trước đảng của họ, làm cuộc cách mạng “tự giải phóng” Đảng Cộng Sản Việt Nam, khai phóng các tầng lớp đảng viên thoát khỏi các tư tưởng ảo huyền cực đoan lạc hậu, chấp nhận khác biệt và đối xử những người khác chinh kiến trong tinh thần tôn trọng.

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chính là người có trách nhiệm trước đảng cộng sản và người có quyền hành cao nhất phải nhanh chóng quyết định hướng đi cho toàn thể đảng viên của đảng. Ông có trách nhiệm trước nhân dân, trước tổ quốc, trước lịch sử. Quyết định của ông sẽ đưa Việt Nam vươn lên cùng thế giới hay tiếp tục kìm hãm đất nước trong nghèo hèn lạc hậu, bị ngoại bang lũng đoạn và tiếp tục đưa đất nước vào con đường suy vong lệ thuộc bọn bá quyền đại Hán.

Thay mặt Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng phải nhanh chóng đưa ra quyết định lịch sử, chính thức công bố trước toàn dân:

1. Trả tự do tức khắc và không điều kiện cho tất cả những người bất đồng chính kiến đang bị giam giử hay quản thúc. (Đây là việc làm rất cần thiết trong tiến trình nhanh chóng cởi mở và tạo đoàn kết giữa các nhóm khác biệt về quan điểm chính trị.)

2. Chấp nhận đa đảng, tôn trọng phát huy và bảo vệ đối lập chính trị, quyền bình đẳng giữa các đảng phái trong trọng trách điều hành đất nước.

3. Chấp nhận quyết định của toàn dân về quyền điều hành đất nước qua các cuộc trực tiếp phổ thông bầu cử.

4. Lực lượng công an, an ninh trở về nhiệm vụ thuần túy là bảo vệ trị an, an toàn cho toàn dân. Lực lượng công an an ninh không còn là một công cụ phục vụ cho một thế lực hay bất cử một đảng phái nào để đàn áp dân chúng chỉ vì họ bất đồng chính kiến với đảng đang cầm quyền.

5. Lực lượng quân đội là chuyên nghiệp không trực thuộc một đảng phái nào, chỉ có nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ tổ quốc chống ngoại xâm.

6. Chấp nhận soạn thảo một bản hiến pháp nước Việt Nam mới với sự tham gia của toàn dân để đặt nền tảng:
-phát huy dân chủ đa đảng, tôn trọng sự đa dạng và khuyến khích phối hợp sự đa dạng, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
-tách rời cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thành ba hệ thống độc lập để bảo đảm dân chủ, tự do và nhân quyền của mọi người dân Việt, tránh chuyên quyền,
-bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhân lực tài lực và tài năng của mọi người dân Việt Nam
-bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.


Làm được việc này, cùng với các tổ chức khác, Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có một chỗ đứng tương xứng trong một nước Việt mới mà toàn dân có đầy đủ quyền tự do dân chủ thực sự.

Ngày mai sẽ bắt đầu một chuổi ngày hội lớn trên cả nước nếu hôm nay Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố chính thức và công khai những điều nêu trên trước toàn dân Việt trong ngoài nước.

Lúc này hơn lúc nào hết, Đảng Cộng Sản Việt Nam cần phải hy sinh các đặc quyền, chấp nhận chia sẻ quyền điều hành đất nước. Đây là một hành động hy sinh rất nhỏ so với những hy sinh và thiệt thòi của toàn dân trong nhiều thập niên qua.

Miến Điện làm được thì Việt Nam phải làm được và làm tốt hơn.
Đảng Cộng Sản Việt Nam phải làm thôi, và phải làm nhanh.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải làm thôi, và phải làm nhanh.

Được như vậy, ông Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ có một chỗ đứng trong sử sách của Việt Nam và toàn dân Việt sẽ được thắng lợi.


Ngày 11 tháng 11 năm 2011

Người Việt quan tâm:
Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long

Email liên lạc: hungthuoc@yahoo.com, savevietnam09@gmail.com

Tuesday, October 25, 2011

Trang mạng Bauxite VN phổ biến thư phản đối gởi công ty Google về sai lạc của đường biên giới tại Lào Cai

http://boxitvn.blogspot.com/2011/10/buc-thu-cua-cac-khoa-hoc-gia-nguoi-viet.html#more

25/10/2011
Bức thư của các khoa học gia người Việt gửi Ban Giám đốc Công ty Google về bản đồ TP Lào Cai trên mạng http://ditu.google.com.cn vẫn giữ đường biên giới cắt ngang thành phố của Việt Nam

24 tháng 10 năm 2011

Google Inc.

1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043

Lưu ý:

Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Đề mục: Bất nhất về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong trang web www.googlemaps.com và www.ditu.google.com

Thưa Dr Schmidt và Mr. Hanke,

Trong lúc soạn thảo bức thư liên quan đến việc Trung Quốc đang tranh đoạt gần như toàn bộ biển Nam Hoa, anh chị cộng sự viên vào trang mạng www.googlemaps.com kiểm tra xem có gì khác với bản đồ đang lưu trữ trong trang mạng www.ditu.google.com (Lưu ý: đính kèm bức thư chúng tôi email đến ông ngày 20/10/2011).

Chúng tôi rất sửng sốt, những bản đồ lưu trữ trong các trang web liên kết của googlemaps không giống nhau tuy rằng những bản đồ này đều cho cùng khu vực. Bản đồ vùng Biển Đông trong www.googlemaps.com không có lồng thêm đường vẽ đứt đoạn gọi là “lưỡi bò” (một thuật ngữ của Trung Quốc), trong khi đó trong www.ditu.googlr.com xuất phát từ Trung Quốc lại có nó.

Chúng tôi trở lại kiểm tra đường biên giới đất liền dọc theo thành phố Lào Cai mà, vào ngày 02 tháng Tám năm 2011, Giám đốc giao tế Quốc tế của Google đã báo cho chúng tôi rằng sai sót về đường biên giới vẽ cắt ngang thành phố Lào Cai đã được chỉnh sửa. Lại cũng y như vậy, những bản đồ của vùng Lào Cai trong hai trang mạng lại có sự bất nhất tương tự, đó là bản đồ thành phố Lào Cai trong www.ditu.google.com vẫn tiếp tục giữ nguyên tình trạng đường biên giới cắt ngang thành phố Lào Cai trong khi đó trong www.googlemaps.com đường biên giới đã được sửa đúng.

Chúng tôi trân trọng lưu ý ông về sự bất nhất về các bản đồ nêu trên. Những bản đồ trong www.ditu.google.com rõ ràng được chỉnh sửa có thiên vị về phía Trung Quốc, mà có thể xem như là sự vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc trung thực mà Google theo đuổi, và là sự vi phạm đau đớn đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam.

Chúng tôi chân thành cám ơn sự quan tâm sâu sắc của ông và yêu cầu ông tiến hành chỉnh sửa những bất nhất của các bản đồ trong một thời gian sớm nhất có thể.

Chúng tôi và đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới đang nóng lòng chờ thư trả lời của ông.

Xin cám ơn ông rất nhiều.

Trân trọng,

Thay mặt người Việt quan tâm

Hung Nguyen, hungthuoc@yahoo.com
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

LIST OF SIGNATORIES


1Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
Tran Mai Ph.D., Australia
Tara T. Van Toai Ph.D., USA
Norman N. VanToai Ph.D., USA
Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam
11
Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho Ph.D., M.B.A., P.E., USA
Truong Nham Ph.D., Australia
21
Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
Le Ba Hong M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh B.S., Agr.Sc, Australia
Vu The Hung B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
Dinh Mui B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand
31
Bui Thi Bich Chau M.A., USA
Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand
41
Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
Ngo Khoa Ba M.B.A., USA
51
Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
La Le Cam Tu MSc., NanoScience Centre, Jyvaskyla University, Finland


Nguyên văn:

From: Hung Nguyen

Subject: The discrepancy of the border lines between Vietnam and China shown on www.googlemaps.com and www.ditu.google.com

To: eschmidt@google.com, jhanke@google.com, khurowitz@google.com

Received: Monday, 24 October, 2011, 4:23 PM

October 24, 2011

Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043

Attn:

Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Re: the discrepancy of the border lines between Vietnam and China shown on http://maps.google.com and http://ditu.google.com

Dear Dr Schmidt and Mr. Hanke:

During our drafting of a letter concerning China's current territorial claim of a very large swath of the South China Sea, our colleagues checked to see whether maps in http://maps.google.com would show the same details as those shown by http://ditu.google.com . (Attn: our letter emailed to you on 20 October, 2011, attached).

To our astonishment, the maps in the Google-affiliated websites from China are not the same although they cover the same areas. The map in the http://maps.google.com does not have the so-called "cow tongue" (China's terminology) dotted line in the South China Sea whereas that in the http://ditu.google.com does.

We then rechecked the Vietnam-China land border along Lao Cai City which you informed us back in August 2010 that the error had been fixed. Again, the maps show the same discrepancy, that is the map of the Lao Cai City in http://ditu.google.com still shows the border line cuts through the city while that in http://maps.google.com does not.

Please review the two maps below to see their distinct differences about the border lines.

We would like to call your attention to the discrepancies of the maps involved. The maps in http://ditu.google.com clearly favor China, which can be viewed as a serious breach of the principle of neutrality embraced by Google, and a grievous violation to the sovereignty of Vietnam.

We would appreciate it if you would look into this matter with a sense of urgency and have the discrepancies resolved in a very short time possible.

We and our fellow Vietnamese from all over the world are anxiously waiting for your reply.

Thank you very much for your consideration.

Yours sincerely,

On behalf of concerned Vietnamese
Hung Nguyen, hungthuoc@yahoo.com, savevietnam09@gmail.com ,
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

Phụ lục 1: Bản đồ TP Lào Cai trong www.ditu.google.com vẫn nguyên tình trạng đường biên giới cắt ngang thành phố

Phụ lục 2: Bản đồ TP Lào Cai trong www.googlemaps.com đường biên giới đã được sửa đúng

Phụ lục 3: Lá thư gửi Dr Schmidt và Mr. Hanke ngày 20-10-2011

October 20, 2011

Google Inc.

1600 Amphitheatre Parkway

Mountain View, CA 94043

Attn:

Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Dear Dr Schmidt and Mr. Hanke:

It has come to our attention that Google maps when accessed from China shows a map of China having the hand drawn dotted line wrongfully claiming almost all of the South China Sea.

http://www.thanhniennews.com/2010/Pages/20111017-Google-Maps-South-China-Sea-error.aspx

http://ditu.google.cn/?hl=cn

http://ditu.google.com/

This incorrect and premeditated claim by China has been strenuously objected to by all Southeast Asian countries, especially Vietnam and the Philippines, the two countries which are most affected by this aggressive act of Chinese authority. This fabricated map of China with the hand drawn sea territory line, which is dubbed “the cow tongue shape” line, is the subject of on-going protests by not only all the countries in Southeast Asia but also the majority of countries in the world .

As concerned Vietnamese, in concert with the letter we sent to you on September 5, 2011 alerting the inclusion of the “U shape” boundary line by Chinese authority in their national map, we request that you act quickly to have the hand drawn dotted line on South China Sea removed. The longer this falsified dotted border line is shown in your Google maps-China website, the more injurious it is to the integrity of the territory of Vietnam, the Philippines and the other countries in the South China Sea.

Thank you for your prompt consideration.

Yours Sincerely,

On behalf of concerned Vietnamese,
Hung Nguyen, hungthuoc@yahoo.com
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

Báo Bee phổ biến thư gởi công ty Google phản đối đường biên giới sai lạc tại Lào Cai

http://bee.net.vn/channel/2981/201110/Canh-bao-ban-do-Google-phien-ban-tieng-Hoa-sai-su-that-1815168/
Cảnh báo bản đồ Google phiên bản tiếng Hoa sai sự thật
24/10/2011 14:59:24
- Trước việc Google Maps phiên bản tiếng Hoa thể hiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc bao trọn Biển Đông và vẽ sai đường biên giới Lào Cai, 52 nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối tới Ban lãnh đạo Công ty Google. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng toàn văn bức thư trên:

24 tháng 10 năm 2011Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway Mountain View, CA 94043

Lưu ý:Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Đề mục: Bất nhất về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong trang http://maps.google.comhttp://ditu.google.com/

Thưa Dr Schmidt và Mr. Hanke,

Trong lúc soạn thảo bức thư liên quan Trung Quốc đang tranh đoạt gần như toàn bộ biển Đông, anh chị cộng sự viên vào trang mạng www.googlemaps.com kiểm tra xem có gì khác với bản đồ đang lưu trữ trong trang mạng www.ditu.google.com.Chúng tôi rất sửng sốt, những bản đồ lưu trữ trong các trang web liên kết của Google Maps không giống nhau tuy rằng những bản đồ này đều cho cùng khu vực. Bản đồ vùng Biển Đông trong www.googlemaps.com không có lồng thêm đường vẽ đứt đoạn gọi là “lưỡi bò” (một thuật ngữ của Trung Quốc), trong khi đó trong www.ditu.googlr.com xuất phát từ Trung Quốc lại có nó.
Bản đồ biển Đông có “đường lưỡi bò” trên Google Maps - Ảnh: Chụp từ Google Maps tiếng Hoa lúc 15h30 ngày 16/10, Thanh Niên.

Chúng tôi trở lại kiểm tra đường biên giới đất liền dọc theo thành phố Lào Cai mà, vào ngày 02 tháng Tám năm 2010, Giám Đốc Giao tế Quốc Tế của Google đã báo cho chúng tôi rằng sai sót về đường biên giới vẽ cắt ngang thành phố Lào Cai đã được chỉnh sửa. Lại cũng y như vậy, những bản đồ của vùng Lào Cai trong hai trang mạng lại có sự bất nhất tương tự đó là bản đồ thành phố Lào Cai trong www.ditu.google.com vẫn tiếp tục giữ nguyên tình trạng đường biên giới cắt ngang thành phố Lào Cai. Trong khi đó trong www.googlemaps.com đường biên giới đã được sửa đúng.
Chúng tôi trân trọng lưu ý ông về sự bất nhất của các bản đồ nêu trên. Những bản đồ trong www.ditu.google.com rõ ràng được chỉnh sửa có thiên vị về phía Trung Quốc, mà có thể xem như là sự vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc trung thực mà Google theo đuổi, và là sự vi phạm đau đớn đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của ông và đề nghị các ông tiến hành chỉnh sửa những bất nhất của các bản đồ trong thời gian sớm nhất có thể.

Chúng tôi và đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới đang nóng lòng chờ thư trả lời của ông. Xin cám ơn ông rất nhiều.

Trân trọng,
Thay mặt người việt quan tâm
Hung Nguyen, hungthuoc@yahoo.com
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

LIST OF SIGNATORIES
1 Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
Tran Mai Ph.D., Australia
Tara T. Van Toai Ph.D., USA Norman
N. VanToai Ph.D., USA
Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam

11 Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho Ph.D., M.B.A., P.E., USA
Truong Nham Ph.D, Australia

21 Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
Le Ba Hong M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
Dinh Mui B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand

31 Bui Thi Bich Chau M.A., USA
Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand

41 Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
Ngo Khoa Ba M.B.A., USA

51 Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
La Le Cam Tu MSc., NanoScience Centre, Jyvaskyla University, Finland

Monday, October 24, 2011

BỨC THƯ THỨ HAI GỞI GOOGLE VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI

24 tháng 10 năm 2011
Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043

Lưu ý:
Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Đề mục: Bất nhất về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong trang web http:/maps.google.com và http:/ditu.google.com

Thưa Dr Schmidt và Mr. Hanke:

Trong lúc soạn thảo bức thư liên quan Quốc đang tranh đoạt hầu như toàn bộ biển Đông (biển Nam Hoa), anh chị cộng tác viên vào trang mạng http:/maps.google.com kiểm tra xem có gì khác với bản đồ đang lưu trữ trong trang mạng http:/ditu.google.com xuất xứ từ Trung Quốc. ( Lưu ý: đính kèm bức thư chúng tôi email đến ông ngày 20/10/2011).

Chúng tôi rất sửng sốt, những bản đồ lưu trữ trong các trang web liên kiết của googlemaps không giống nhau tuy rằng những bản đồ này đều vẽ cho cùng khu vực. Bản đồ vùng biển Đông trong http:/maps.google.com không có lồng thêm đường vẽ đứt đoạn gọi là “đường lưỡi bò” ( một thuật ngữ của Trung Quốc), trong khi đó trong http:/ditu.google.com xuất xứ từ Trung Quốc lại có nó.

Chúng tôi trở lại kiểm tra đường biên giới đất liền dọc theo thành phố Lào Cai mà, vào tháng Tám năm 2010, bà Kate Hurowitz, Giám Đốc Giao Tế Quốc Tế của Google, đã email báo cho chúng tôi rằng sai sót về đường biên giới vẽ cắt ngang thành phố Lào Cai đã được chỉnh sửa (copy của lá thư Google gởi cho chúng tôi được kèm theo thư này) . Lại cũng y như vậy, những bản đồ của vùng Lào Cai trong hai trang mạng lại có sự bất nhất tương tự, đó là bản đồ thành phố Lào Cai trong http:/ditu.google.com vẫn tiếp tục giữ nguyên trạng với đường biên giới cắt ngang thành phố Lào Cai trong khi đó trong http:/maps.google.com đường biên giới đã được sửa đúng với thực tế.
Xin xem hai bản đồ dưới đây để thấy sự khác biệt rỏ ràng về các đường biên giới này.


Picture of Lao Cai city from ditu.google.com Picture of Lao Cai city from maps.google.com

Chúng tôi xin trân trọng lưu ý ông về sự bất nhất của các bản đồ nêu trên. Những bản đồ trong http:/ditu.google.com rõ ràng được cố ý chỉnh sửa với mục đích thiên vị về phía Trung Quốc, xem như là sự vi phạm nghiêm trọng đến nguyên tắc trung thực mà Google theo đuổi, và là sự vi phạm tàn nhẫn đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam.

Chúng tôi chân thành cám ơn sự quan tâm sâu sắc của ông, và đề nghị tiến hành chỉnh sửa những bất nhất của các bản đồ lưu trử tại trang http:/ditu.google.com trong một thời gian sớm nhất có thể.

Chúng tôi và đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới đang nóng lòng chờ thư trả lời của ông.

Xin cám ơn ông rất nhiều.

Trân trọng,
Thay mặt người việt quan tâm

Hung Nguyen, savevietnam@gmail.com , hungthuoc@yahoo.com
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

LIST OF SIGNATORIES

1 Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
Tran Mai Ph.D., Australia
Tara T. Van Toai Ph.D., USA
Norman N. VanToai Ph.D., USA
Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam

11 Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho Ph.D., M.B.A., P.E., USA
Truong Nham Ph.D, Australia

21 Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
Le Ba Hong M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
Dinh Mui B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand

31 Bui Thi Bich Chau M.A., USA
Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand

41 Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
Ngo Khoa Ba M.B.A., USA

51 Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
La Le Cam Tu MSc., NanoScience Centre, Jyvaskyla University, Finland

SECOND LETTER TO GOOGLE ABOUT THE BORDER LINE IN LAO CAI CITY

October 24, 2011
Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043

Attn:
Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Re: the discrepancy of the border lines between Vietnam and China shown on http://maps.google.com and http://ditu.google.com


Dear Dr Schmidt and Mr. Hanke:

During our drafting of a letter concerning China's current territorial claim of a very large swath of the South China Sea, our colleagues checked to see whether maps in http://maps.google.com would show the same details as those shown by http://ditu.google.com . (Attn: our letter emailed to you on 20 October, 201, attached).

To our astonishment, the maps in the Google-affiliated websites from China are not the same although they cover the same areas. The map in the http://maps.google.com does not have the so-called "cow tongue" (China's terminology) dotted line in the South China Sea whereas that in the http://ditu.google.com does.
We then rechecked the Vietnam-China land border along Lao Cai City which you informed us back in August 2010 that the error had been fixed. Again, the maps show the same discrepancy,that is,the map of the Lao Cai City in http://ditu.google.com still shows the border line cutting through the city while that in http://maps.google.com does not.
Please review the two maps below to see their distinct differences about the border lines.

We would like to call your attention to the discrepancies of the maps involved. The maps in http://ditu.google.com clearly favor China, which can be viewed as a serious breach of the principle of neutrality embraced by Google, and a grievous violation to the sovereignty of Vietnam.

We would appreciate it if you would look into this matter with a sense of urgency and have the discrepancies resolved in a very short time possible.

We and our fellow Vietnamese from all over the world are anxiously waiting for your reply.
Thank you very much for your consideration.

Yours sincerely,
On behalf of concerned Vietnamese
Hung Nguyen, hungthuoc@yahoo.com, savevietnam@gmail.com ,
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

LIST OF SIGNATORIES

1 Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
Tran Mai Ph.D., Australia
Tara T. Van Toai Ph.D., USA
Norman N. VanToai Ph.D., USA
Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam

11 Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho Ph.D., M.B.A., P.E., USA
Truong Nham Ph.D, Australia

21 Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
Le Ba Hong M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
Dinh Mui B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand

31 Bui Thi Bich Chau M.A., USA
Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand

41 Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
Ngo Khoa Ba M.B.A., USA

51 Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
La Le Cam Tu MSc., NanoScience Centre, Jyvaskyla University, Finland

Friday, October 21, 2011

LIST OF EMAIL ADDRESSES RECEIVED THE ALERT LETTER: 14 OCTOBER 2011

LIST OF EMAIL ADDRESSES

1 Newsweek letters@newsweek.com Editor in Chief 5/09/2011
2 Time letters@time.com Editor 5/09/2011
3 The New York Times letters@nytimes.com Editor 5/09/2011
4 Le Monde rights@agenceglobal.com Editor in Chief 5/09/2011
5 Nature p.campbell@nature.com Philip Campbell 5/09/2011
6 The Journal of American Science editor@americanscience.org Editor at Large 5/09/2011
7 Financial Times ean@ft.com Newsdesk 5/09/2011
eas@ft.com Special Reports
8 The Wall Street Journal wsj.ltrs@wsj.com The Editor 5/09/2011
edit.features@wsj.com
9 National Geographic Society pressroom@ngs.org Mr Chris Johns Editor in Chief 5/09/2011
10 Google eschmidt@google.com 5/09/2011
11 The Economist Direct mail 5/09/2011

12 The Washington Post foreign@washpost.com Editor 6/09/2011
13 Los Ageles Times jim.newton@latimes.com Jim Newton 6/09/2011
14 Marsland Publishers sciencepub@gmail.com Editor 6/09/2011
15 The Telegraph news@thetelegraph.com.au The Editor 6/09/2011
16 The Canberra Times letters.editor@canberratimes.com.au The editor 6/09/2011
17 Sydney Morning Herald letters@smh.com.au The Editor 6/09/2011
18 The Age letters@theage.com.au The Editor 6/09/2011
19 Australian finance Review afreditor@afr.com.au Managing Editor Paul Bailey 6/09/2011
20 Engineers Australia memberservices@engineersaustralia.org.au 6/09/2011
21 Smithsonian Institution stthomasl@si.edu Linda St.Thomas, Chief Spokesperson 6/09/2011
22 San Francisco Direct mail 6/09/2011
23 The Australian letters@theaustralian.com.au Editor 6/09/2011
24 Brisbane Times Direct mail Conal Hanna General Editor 6/09/2011

27 International Journal of Engineering mark.kachanov@tufts.edu Editors in Chief 7/09/2011 plus 25 scientists
krajagopal@tamu.edu

25 Asia Times writeto@atimes.com The Editor 8/09/2011
26 Guardian letters@guardian.co.uk The Editor 8/09/2011
28 Environmental Science and Technology est@uiowa.edu Editor Jerald Schnoor 8/09/2011
Professor

29 European Geosciences Union executive-secretary@egu.eu Philippe Courtial 9/09/2011 plus 4 scientists
30 Journal of The American Chemical Society jacs@jacs.acs.org Managing Editor Sonjia Krane 9/09/2011 plus 24 scientists
31 Society of Chemistry Industry cieditor@tenalpspublishing.com Editor 9/09/2011
32 British Ecological society info@BritishEcologicalSociety.org 9/09/2011
33 American Society of Civil Engineers jacs@jacs.acs.org Editor 9/09/2011 5 branches
34 American Meteorological Society amsinfo@ametsoc.org Editor 9/09/2011
35 Chemical Institute of Canada maja.veljkovic@nrc.gc.ca Chair Maja Veljkovic 9/09/2011 plus 6 scientists
36 Soil and Water Conservation Society pubs@swcs.org Editor Dr Oksana Gieseman 9/09/2011 plus 2 scientists

37 Institute of Physics direct mail type 10/09/2011
38 International Journal of Environmental editor@ijest.org, editor@ceers.org, ijest.publication@gmail.com 10/09/2011
Science and Technology
39 International Journal of Food C.X.Smith@mmu.ac.uk Professor Christopher Smith 10/09/2011
Science and Technology
40 The Straits Times stonline@sph.com.sg Editor- in-Chief Patrick Daniel 10/09/2011
41 The New Zealand Institute of Food rosemary@nzifst.org.nz Executive Manager Rosemary Hancock 10/09/2011
Science and Technology
42 Dominion Post mark.steven@stuff.co.nz Editor 10/09/2011
43 Bangkok Post chiratasn@bangkokpost.co.th Managing Editor 10/09/2011

44 Newsmax newsmax@reply.newsmax.com 11/09/2011

45 The Geological Society of America bill.collins@newcastle.edu.au 12/09/2011 plus 19 scientists
46 Political Studies Association politicalstudies@sheffield.ac.uk Journals manager Rene Bailey 12/09/2011
47 Cambridge University Press journals@cambridge.org The Editors 12/09/2011
48 American Political Science Association apsa@apsanet.org The Editors 12/09/2011
49 Political Science Quarterly dc121@columbia.edu, editors@psqonline.org Deme James Caraley 12/09/2011
50 Journal for Peace and Justice Study william.werpehowski@villanova.edu Editor Prof Wil. J. Werpehowski 12/09/2011
51 South China Morning Post cliff.buddle@scmp.com Editor in Chief Cliff Buddle 12/09/2011 plus 4 staffs
52 Toronto Sun james.wallace@sunmedia.ca Editor in Chief James Wallace 12/09/2011 plus 3 staffs
53 The Manila Times Direct email Editor in Chief 12/09/2011

54 Australian Science science@control.com.au Editor 13/09/2011
55 American Journal of Science Direct mail Editor 13/09/2011
56 European Scientific Journal contact@eujournal.org Editor-in-Chief 13/09/2011
57 The Standard contact@eujournal.org Editor-in-Chief 13/09/2011
58 New Straits Times news@nstp.com.my Group Editor 13/09/2011
59 The Brunei Times news@nstp.com.my The Editor 13/09/2011

60 world scientific wspc@wspc.com Editor-in-chief 15/09/2011
61 The Japan Times Direct mail Editor 15/09/2011
62 Japan Today editor@japantoday.com Editor 15/09/2011
63 American Institute For Foreign Study info@aifs.com President 15/09/2011 plus 4 branches
64 The Journal of the American Med, Asso ama-subs@ama-assn.org The Editor-in-Chief 15/09/2011 plus 1 branch
65 The Jakarta Globe contactus@thejakartaglobe.com The Editor in Chief 15/09/2011
66 CNN Direct mail Editor in chief 15/09/2011

67 American Chemical society president@acs.org Editor-in-Chief 16/09/2011 5 contacts
68 Archtecture Australia aa@archmedia.com.au Editorial Director 16/09/2011

69 Times online.editor@timesonline.co.uk Editor-in-Chief 19/09/2011
70 Guardian Science@guardian.co.uk Editor: Science 19/09/2011
71 Guardian politics@guardia.co.uk Editor: Politics 19/09/2011
72 Metro Davidmonk@ukmetro.co.uk Deputy Editor 19/09/2011

73 The Diplomat Direct mail Editor-in-chief 20/09/2011
74 Foreign Affairs editor@foreignaffairs.com Editor-in-chief 20/09/2011

75 CBS Direct email/Press Release evening news 21/09/2011
76 ABC, Austrălia Direct email/Press Release news 21/09/2011
77 New York Times Direct email/Press Release news 21/09/2011
78 RFA vietweb@rfa.org press release 21/09/2011
79 BBC world news Direct email/Press Release news 21/09/2011
80 VOA Direct email/Press Release news 21/09/2011
81 Washington Post Direct email/Press Release news 21/09/2011

82 India Times editor@expressindia.com editor 22/09/2011
83 India Express Direct email/Press Release 22/09/2011

84 British Engineering Manufacturers' Association Direct mail President 23/09/2011
85 Swiss News info@who-needs-spam.swissnews.ch 23/09/2011
86 Swissinfo.ch Direct mail/Press Release 23/09/2011
87 European Voice (Belgium) info@europeanvoice.com Press Release 23/09/2011
88 Diplomatic Aspects (Belgium) Direct mail/Press Release 23/09/2011

89 The Asian Age letters@asianage.com Press Release 24/09/2011

90 American Meteorological Society amsinfo@ametsoc.org 25/09/2011
91 American Meteorological Society amspresident@ametsoc.org president 25/09/2011
92 Royal Society of Chemistry Direct mail Executive 25/09/2011

93 Annalc of Forest Science afs@nancy.inra.fr Editor-in-chief France 26/09/2011
94 European Physical Society d.lee@eps.org Secretary General France 26/09/2011
95 EDP Sciences editorial@edpsciences.org Editor-in-Chief France 26/09/2011
96 L'Express redaction@lexpress.ch Editor-in-Chief France 26/09/2011
97 Birkhäuser Engineering tom.grasso@birkhauser-science.com Senior Editor 26/09/2011
98 Springer service-ny@springer.com Editor-in-Chief 26/09/2011

99 Fortune Magazine letters@fortune.com Editor-in-Chief 27/09/2011
100 Intellasia.Net Australia direct mail Manager 27/09/2011

101 Fienna International Journal of Geography helka.moilanen@utu.fi Managing Editor Finland 3/10/2011
102 Geografiska Sallskapet I Finland tommi.inkinen@helsinki.fi Editor in Chief 3/10/2011
103 The Swedish Society for Anthropology and Geography ssagmail@yahoo.se Fil dr Mattias Viktorin 3/10/2011
104 Norwegian Journal of Geography geo@svt.ntnu.no Editors 3/10/2011
105 The Royal Danish Geographical Society editor@geo.ku.dk Editor 3/10/2011

106 British Science Association Direct mail Chief Executive 4/10/2011
107 American Institute of Aeronautics and Astronautics tammym@aiaa.org Director 4/10/2011
108 Philippine Society of mining Engineers secretariat@psem.ph Director 4/10/2011
109 Stockholm News tommie.ullman@stockholmnews.com Editor 4/10/2011

110 Hong Kong Applied Science and Technology Research Institute arthurchan@astri.org 6/10/2011

111 The Standard editor@thestandard.com.hk Press Release Ivan Tong 7/10/2011
112 International Telecommunications Society secretariat@itsworld.org Bohdan Romauik 7/10/2011
113 Taylor And Francis Group Direct mail Editor-in-Chief 7/10/2011

114 Philippine Daily Enquirer feedback@inquirer.com.ph Editor-in-chief 14/10/2011

BÚC THƯ GỞI GOOGLE MAPS VỀ BẢN ĐỒ HÌNH LƯỠI BÒ CỦA TRUNG CỘNG

Ngày 20 tháng 10 năm 2011
Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043

Lưu ý:
Dr Eric E. Schmidt, Chủ tịch
Mr John Hanke, Tổng Giám Đốc Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Giám Đốc, Global Communications & Public Affairs

Kính thưa Dr Schmidt và Mr. Hanke:

Chúng tôi được biết rằng khi Google maps được truy tìm với nguổn Trung Quốc lại hiện lên bản đổ Trung quốc với đưởng lãnh hải vẽ tay đứt đoạn hình chữ U lấn chiếm sai trái hầu như toàn bộ vùng Biển Đông (Nam Trung Hải).
http://www.thanhniennews.com/2010/Pages/20111017-Google-Maps-South-China-Sea-error.aspx
http://ditu.google.cn/?hl=cn
http://ditu.google.com/

Yêu sách sai trái và với dã tâm đen tối này của Trung Quốc đã từng bị tất cả các nước trong vùng Đông Nam Á cực lực phản đối, đặc biệt là Việt Nam và Phi Luật Tân, hai nước bị thiệt thòi nhiều nhất vì hành động gây hấn thô bạo của nhà nước Trung Quốc. Bức hình bàn đồ Trung Quốc ngụy tạo này với đường lãnh hải đứt đoạn vẽ tay, bị cộng đồng quốc tê ví von là đưòng “ hình lưỡi bò”, đang bị phản đối liên tục bỡi không chỉ những nước trong vùng Đông Nam Á mà còn bị hầu hết các nước trên thế giới chống đối.

Là những người Việt quan tâm, cùng với bức thư cảnh báo chúng tôi gởi đến công ty Google ngày 05/09/2011 nhằm cảnh báo việc làm tráo trở của nhà nước Trung Quốc là lồng vào các bài viết của các tác giả người Hoa từ Trung quốc bản đồ Trung Quốc có chèn thêm đoạn đường biên giới “hình dạng chữ U”, chúng tôi xin lưu ý cùng ông tình trạng này, và yêu cầu ông có hành động nhanh và kịp thời xóa bỏ phần đưòng ranh giới đứt đoạn vẽ tay hình dạng lưỡi bò khỏi các bản đổ Trung Quốc trong tranh web Google maps. Đoạn đường ranh giới “hình lưỡi bò”do Trung Quốc ngụy tạo này nếu tiếp tục tồn tại trên trang web Google map càng lâu, càng làm tổn hại thêm nữa đến tính trung thực của sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Phi Luật Tânvà các nước khác trong vùng Đông Nam Á.

Chúng tôi xin cám ơn hành động kịp thời của ông.

Trân trọng,
Thay mặt nhóm người Việt Nam quan tâm,

Nguyễn Hùng, Australia, hungthuoc@yahoo.com
Ngô Khoa Bá, USA, ngoroberto@gmail.com
Lê Quang Long, New Zealand, longauckland@yahoo.co.nz

DANH SÁCH NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN

1 Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
Tran Mai Ph.D., Australia
Tara T. Van Toai Ph.D., USA
Norman N. VanToai Ph.D., USA
Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam

11 Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho Ph.D.,M.B.A, P.E., USA
Truong Nham Ph.D, Australia

21 Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
Le Ba Hong M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
Dinh Mui B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand

31 Bui Thi Bich Chau M.A., USA
Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand

41 Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
Ngo Khoa Ba M.B.A., USA

51 Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
Le Van Ut Ph.D., University of Oulu, Finland
Nguyen Dang Hung Ph.D., Professor , Liège, Belgium
Ta Le Cam Tu MSc., NanoScience Centre, Jyvaskyla University, Finland

LETTER SEND TO GOOGLE MAPS ABOUT THE COW TONGUE MAP OF CHINA

October 20, 2011
Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View, CA 94043

Attn:
Dr Eric E. Schmidt, Chairman
Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Dear Dr Schmidt and Mr. Hanke:

It has come to our attention that Google maps when accessed from China shows a map of China having the hand drawn dotted line wrongfully claiming almost all of the South China Sea.
http://www.thanhniennews.com/2010/Pages/20111017-Google-Maps-South-China-Sea-error.aspx
http://ditu.google.cn/?hl=cn
http://ditu.google.com/

This incorrect and premeditated claim by China has been strenuously objected to by all Southeast Asian countries, especially Vietnam and the Philippines, the two countries which are most affected by this aggressive act of Chinese authority. This fabricated map of China with the hand drawn sea territory line, which is dubbed “the cow tongue shape” line, is the subject of on-going protests by not only all the countries in Southeast Asia but also the majority of countries in the world .

As concerned Vietnamese, in concert with the letter we sent to you on September 5, 2011 alerting the inclusion of the “U shape” boundary line by Chinese authority in their national map, we request that you act quickly to have the hand drawn dotted line on South China Sea removed. The longer this falsified dotted border line is shown in your Google maps-China website, the more injurious it is to the integrity of the territory of Vietnam, the Philippines and the other countries in the South China Sea.

Thank you for your prompt consideration.

Yours Sincerely,

On behalf of concerned Vietnamese,

Hung Nguyen, hungthuoc@yahoo.com
Khoa Ba Ngo, ngoroberto@gmail.com
Quang Long Le, longauckland@yahoo.co.nz

LIST OF SIGNATORIES

1 Trinh Khanh Tuoc Ph.D., New Zealand
Tran Ngoc Bich Ph.D. (Economics), CFP, E.A., USA
Nguyen Thuong Son Ph.D., Australia
Tran Mai Ph.D., Australia
Tara T. Van Toai Ph.D., USA
Norman N. VanToai Ph.D., USA
Tran Minh Phuong M. Tech, Australia
Nguyen The Hung Ph.D., Professor, University of Danang, Vietnam
Ngo The Hoanh M.Eng.Sc., P.Eng., Canada
Tran Ba Tuoc M. Com., Vietnam

11 Bui Viet Long B.E. Mech, Vietnam
Nguyen Van Xa M.E. Civil, USA
Nguyen Van Tu M.Com. (Econ.), New Zealand
Nguyen Quoc Lap Ph.D.,USA
Huynh Huu Han B.S. Tech (Food), USA
Duong Van Tuyet M.Com. (Econ.), USA
Bien Cong Danh M.E. Elect, New Zealand
Ngo Minh Triet P.E. Civil, USA
Nguyen Huu Kho Ph.D., M.B.A., P.E., USA
Truong Nham Ph.D, Australia

21 Truong Kim Ngoc B.E. Chem, USA
Le Ba Hong M.Sc, Australia
Ngo Tung Huynh B, Agr.Sc, Australia
Vu The Hung B.S. Comp., USA
Nguyen Danh Ngon P.E. Civil, USA
Nguyen Thi Mai Chi B.Com., USA
Nguyen Bich Lien B.A. Edu., USA
Dinh Mui B.A. Edu., Australia
Bui Sy Tuan Ph.D, MBA, MSCIS, USA
Tran Quang Duong B Technology (Food), M.A., New Zealand

31 Bui Thi Bich Chau M.A., USA
Nguyen Thien Nga B.S. Comp., New Zealand
Do Thi Nhung B.A. Edu., USA
Nguyen Do Khanh Ph.D., Australia
Vuong Ngoc Diep M.Com.,Economics, USA
Vuong Thanh Truc B.A.Edu, USA
Pham Phan Long P.E, Chairman Viet Ecology Foundation, USA
Vu Quyet M.A.Edu., USA
Marie Dung Burns M.A. Edu., New Zealand
Le Thu Lieu B.E. Chem, New Zealand

41 Ngoc Bich Baecker MTA. CANDMED, Germany
Nguyen Van Hao M.E. Civil, Australia
Le Thi Tinh Tien M.Com, Economics, Australia
Nguyen Thi Mong Trinh B.A, New Zealand
Dang Ngoc Hung M.B.A, CPEng, Australia
Nguyen Huu The M.E. Mech., USA
Le Cong Hoai Vong M.Sc. Environment service, USA
Do Gia Tuyen B.E. Elect, Saudi Arabia
Le Quang Long B.E. Mech, New Zealand
Ngo Khoa Ba M.B.A., USA

51 Nguyen Hung B.E. Chem, Australia
Le Van Ut Ph.D., University of Oulu, Finland
Nguyen Dang Hung Ph.D., Professor , Liège, Belgium
La Le Cam Tu MSc., NanoScience Centre, Jyvaskyla University, Finland

BẢN DỊCH BÀI VIẾT TRÊN TẠP CHÍ NATURE VỀ BẢN ĐỒ LƯỠI BÒ CỦA TRUNG CỘNG

Những câu chữ tức giận trên Biển Đông

Thứ năm, 20 Tháng 10 2011 21:50
Hôm nay, xin báo một tin mừng: Tập san Nature đã đăng hai bài về tranh chấp trên biển Đông. Hai bài viết của David Cyranoski, phóng viên của Nature Á châu, là tổng hợp ý kiến của một số người, kể cả tôi, tham gia thảo luận cùng anh ta vài tuần trước đây. Đáng lẽ họ đăng vào Thứ Năm tuần trước, nhưng chắc chờ gì đó, nên mãi đến thứ Năm tuần này mới đăng. Thấy hai bài này có ích cho ta, tôi tạm dịch (nhanh) sang tiếng Việt để chia sẻ cùng các bạn.

Hôm nọ, tôi có đăng bài trả lời phỏng vấn cho Nature; trong đó, tôi xem việc các tập san khoa học công bố bản đồ hình lưỡi bò là phi pháp, vi phạm đạo đức khoa học, và thể hiện sự lạm dụng khoa học của Trung Quốc. Phỏng vấn và trao đổi thì nhiều như thế, nhưng khi phóng viên đăng, họ chỉ trích ý chính của tôi. Thế là cũng đủ. Tôi hài lòng khi phóng viên chọn câu về lạm dụng khoa học làm cái finale của bài viết.

Trong hai bài này, Nature nói rất rõ là trong tương lai, bản đồ nào còn tranh cãi thì phải ghi là "under dispute". Nếu tác giả không ghi thì Nature sẽ ghi. Hi vọng rằng các tập san "đàn em" khác trong tương lai sẽ không làm lơ được khi Nature tuyên bố như thế. Riêng cá nhân tôi, cũng là biên tập hay nằm trong ban biên tập nhiều tập san y khoa, tôi cũng sẽ cảnh giác không cho cái bản đồ ĐLB đó xuất hiện trên những tập san có tôi trong ban biên tập.

Sẵn đây cũng nói thêm về thái độ của phía ta và phía Tàu. Khi phóng viên liên lạc chúng tôi, chúng tôi chẳng những tích cực trả lời, cung cấp bằng chứng, mà tôi còn khuyến khích họ liên lạc với đồng nghiệp Tàu. Chúng tôi không ngần ngại xem quan điểm của họ ra sao. Một điều thú vị là khi phóng viên liên lạc với các tác giả Tàu hỏi tại sao họ đăng bản đồ ĐLB thì tất cả (nhắc lại: tất cả) đều không trả lời. Ôi, tính lịch sự của họ nói lên hàng vạn lời!

Tập san Nature là tập san khoa học đứng vào hàng số 1 trên thế giới. Đây là nơi mà các ông bà tú Nobel tương lai đăng bài. Vì thế, khi vấn đề biển Đông được Nature “chiếu cố” qua 2 bài này là một thắng lợi cho cuộc đấu tranh của chúng ta. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Những bước kế tiếp là viết thư cảnh báo về âm mưu của Tàu, phản đối các tập san, và viết bài tranh luận với mấy tay "học giả" Tàu. Việc này đòi hỏi tất cả chúng ta, ai có kiến thức gì liên quan nên đóng góp một tay. Tôi cũng chỉ là người đóng góp qua tay trái mà thôi. Thật ra, Nature bắt đầu chú ý đến câu chuyện của chúng ta khi một nhóm nhà khoa học ở trong và ngoài nước (qua điều phối của Nguyễn Hùng) gửi thư phản đối bản đồ ĐLB. Từ đó, họ liên lạc chúng tôi (Ts Dương Danh Huy, Gs Phạm Quang Tuấn, Ts Bùi Quang Hiển, và tôi) để phỏng vấn. Phóng viên này rất cẩn thận. Mỗi câu tôi trả lời, anh ta đều đòi xem bằng chứng hoặc dữ liệu thực tế. Chính nghĩa về phe ta thì việc nói chuyện với họ làm tôi tự tin hơn. Nay thì chúng ta có một happy ending, và cũng nhân dịp này tri ân đến tất cả các bạn trong và ngoài nước đã đoàn kết đấu tranh với các tập san khoa học. Riêng tôi còn phải "đấu" với tập san Science cho đến khi nào họ trả lời "nghe được" thì mới thôi.

NVT

===

http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html

Những câu chữ tức giận trên biển Đông Á
(Angry words over East Asian seas)
Tác giả: David Cyranoski

Người dịch: Nguyễn Văn Tuấn

Nature 20/10/2011



Những yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đẩy khoa học vào vùng biển động

Mine, all mine: the rush to claim minerals and oil is driving China's marine ambitions.CHINAFOTOPRESS/GETTY

Của tôi, tất cả là của tôi: sự hấp tấp trong việc đi tìm nguồn khoáng sản và dầu là động cơ dẫn dắt lòng tham vọng biển của Trung Quốc.

Xung đột trên biển. Tranh chấp biên giới. Đó không phải là những địa hạt thông thường của khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và tập san khoa học đang bị giật kéo vào những tranh cãi nẩy lửa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Những cuộc đối đầu liên quan đến những con tàu nghiên cứu đang làm tình hình căng thẳng hơn trong vùng, trong khi Chính phủ Trung Quốc bị tố cáo là đã sử dụng các ấn phẩm khoa học để đẩy mạnh những yêu sách đầy tham vọng của họ về lãnh thổ.

Tham vọng tăng cường khai thác biển của Trung Quốc không phải là điều bí mật. Kế hoạch ngũ niên lần thứ 12 (dự trù trong thời gian 2011 đến 2015) của Trung Quốc đã được thông qua vào tháng Ba năm nay. Kế hoạch này đề cập đến tầm quan trọng của kinh tế biển. Báo cáo Phát triển Biển của Trung Quốc ước lượng rằng kĩ nghệ biển, tính luôn cả khai thác dầu khí ngoài khơi, hải sản và kĩ nghệ đóng tàu, sẽ đem về cho Trung Quốc 830 tỉ USD vào năm 2020. Mới tháng trước, Zhang Jixian, người đứng đầu của Viện Điền thổ và Bản đồ của Trung Quốc, tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ dốc nỗ lực để vẽ cái mà y gọi là "ba triệu kílômét vuông lãnh hải", một khu vực rộng hơn những gì các nước láng giềng trước đây xem là lãnh thổ của Trung Quốc. Dự án bản đồ được sự hỗ trợ bởi vệ tinh đồ (sẽ được khởi động vào tháng 12) và tàu ngầm Jiaolong (dự kiến có khả năng lặn sâu 7,000 m dưới biển vào năm tới) [1]. Nếu tàu lặn này thành công như dự kiến, Trung Quốc sẽ tạo nên kỉ lục về độ sâu tàu ngầm có thể lặn, vượt qua một cường quốc biển hiện nay là Nhật.

Trung Quốc còn ngày càng tỏ ra quyết đoán trong vấn đề biên giới. Trung Quốc xem Đài Loan là một phần của lãnh thổ Trung Quốc, nhưng Đài Loan thì tự xem mình là độc lập với Trung Quốc. Nhật, Trung Quốc và Đài Loan tất cả đều xem quần đảo Điếu Ngư (không có người cư trú) là của họ. Những xung đột dữ dội nhất xảy ra ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), nơi mà Trung Quốc đòi chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (là nơi cư trú của rùa, hải âu, và vài người lính Trung Quốc), một quần đảo với hơn 700 đảo nhỏ, cùng với vùng biển rộng lớn bao trùm chung quanh. Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Brunei và Philippines tất cả đều lí giải rằng đó là những đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ, và vùng này được Liên hiệp quốc công nhận. Những tranh chấp này kéo dài trong nhiều thập niên, nhưng báo cáo về trữ lượng dầu hỏa ước tính từ 1.6 đến 21.3 tỉ thùng và nguồn khoáng sản đáng kể đang làm gia tăng sự tranh chấp.

Bởi vì thăm dò tài nguyên thường đi song song với nghiên cứu, các nhà khoa học cảm thấy mình là những người đứng hàng đầu trong những cuộc tranh chấp. Tháng Sáu vừa qua, Việt Nam tố cáo tàu cá Trung Quốc đã cắt dây cáp tàu của PetroVietnam đang thăm dò dầu khí. Ngày 26/9, Nhật ra lệnh một tàu khảo sát của Trung Quốc phải rời khỏi đặc vùng kinh tế chung quanh hòn đảo Điếu Ngư mà Nhật xem là lãnh thổ của họ.

Cuộc chiến còn lan tràn sang những trang giấy của các tập san khoa học. Các nhà phê bình cho rằng các nhà khoa học Trung Quốc cố ý gửi một thông điệp ra thế giới là việc Trung Quốc làm chủ vùng biển Đông Nam Á như là một việc đã rồi, bằng cách dùng các bản đồ phục vụ cho chủ trương bành trướng hải phận. Chẳng hạn như trong một bài tổng quan về tác động của thay đổi khí hậu đến nguồn nước và nông nghiệp (công bố trên Nature vào năm 2010 [2]) có in một bản đồ với một bản đồ biển kèm theo, hàm ý nói rằng phần lớn vùng biển Đông Nam Á là của Trung Quốc.

Tháng rồi, một nhóm gồm 57 nhà khoa học, kĩ sư và chuyên gia gốc Việt gửi một lá thư đến tập san Nature phàn nàn về sự việc Nature in bản đồ đó. Lá thư than phiền rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng “thủ đoạn cửa sau”, và biện luận rằng Chính phủ Trung Quốc đã dùng các tập san khoa học như là phương tiện để hợp thức hóa bản đồ một chiều và thiếu khách quan. Một bản đồ tương tự xuất hiện trong một bài tổng quan trên Science [3] cũng nhận được những phê bình như thế. Science hồi đáp bằng một Ghi chú của Chủ bút (Editor's Note) [4], cho rằng tập san không có lập trường liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền, nhưng tập san cũng đang kiểm tra lại qui trình công bố bản đồ để đảm bảo rằng trong tương lai Science không muốn hiểu lầm là ủng hộ hay không ủng hộ một quan điểm nào trong những tranh chấp liên quan đến pháp lí.

Trong khi đó, Michael Oppenheimer thuộc Đại học Princeton (đồng chủ biên tập san Climatic Change) đã nhận được cả đống điện thư kể từ tháng Sáu khi tập san này công bố một bài báo khoa học với đường lưỡi bò hơn 4 năm trước đây [5]. Tác giả các điện thư này là các nhà khoa học từ Việt Nam, Phần Lan, Canada, và nhiều nước khác. Họ yêu cầu tập san phải chỉnh sửa bản đồ. Tuy nhiên, Oppenheimer cho biết những tranh luận về lãnh thổ như thế này, thường mang tính chính trị cao độ, không phải là câu hỏi mà tập san của ông muốn đương đầu với.

Một số nhà khoa học Việt Nam khác mà Nature liên lạc phần lớn đều tức giận bởi những trường hợp mà họ xem là sử dụng bản đồ đường lưỡi bò một cách vô lí. Phạm Quang Tuấn, một giáo sư hóa học thuộc Đại học New South Wales, nói "Họ vẽ một đường chung quanh biển Nam Trung Hoa và những hòn đảo trong vùng biển đó, mặc dù vùng biển này không có liên quan gì đến chủ đề của bài báo”.

Không ai rõ lí do tại sao các nhà khoa học Trung Quốc lồng cái bản đồ còn trong vòng tranh cãi đó vào những bài báo khoa học của họ. Nhưng qua trao đổi email với tác giả, Oppenheimer quyết định rằng những bản đồ đó quả thật không có liên quan gì đến kết luận của bài báo, và đề nghị tác giả chính là Xuemei Shao của Viện Nghiên cứu Địa lí và Tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh chỉnh sửa. Shao từ chối, và giải thích trong một email rằng ông ta lồng bản đồ đó vào bài báo là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.

Jingyun Fang, một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, và cũng là đồng tác giả bài tổng quan trên Nature, cho biết ông ta lồng bản đồ đó vào bởi vì ông ta phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc (tức phải in bản đồ đường lưỡi bò). Khi chúng tôi (Nature) liên lạc Fang, Shao và 4 tác giả của những bài báo khác có in bản đồ đường lưỡi bò, tất cả đều không trả lời.

Cuối cùng thì Science, Nature và Climatic Change quyết định không xóa bỏ những bản đồ mang tính xúc phạm đó. Nhưng Nguyễn Văn Tuấn, một giáo sư y khoa của Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney, người đã gửi thư phàn nàn đến các tổng biên tập về bản đồ đường lưỡi bò, nói rằng bản đồ trên các tập san khoa học nên được xem là dữ liệu khoa học và nên được thẩm định trước khi công bố. Ông nói: "việc công bố bản đồ [đường lưỡi bò] thể hiện một sự lạm dụng khoa học”.

Tham khảo:


[1] Nature 476, 10-11 (2011).

[2] Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010).

[3] Peng, X. Science 333, 581-587 (2011).

[4] Bradford, M. Science 333, 1824 (2011).

[5] Liang, E. et al. Climatic Change 79, 403-432 (2006).



*****

http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html

Vùng hoang (Uncharted territory)
Tác giả: David Cyranoski

Người dịch: Nguyễn Văn Tuấn

Nature 20/10/2011

Các bản đồ chính trị có mục đích mưu cầu lãnh thổ không có vị trí trong các bài báo khoa học. Các nhà nghiên cứu nên giữ mối liên hệ thân mật với nhau bằng cách phi chính trị hóa các công trình của họ.

Muhammad Ali quan sát rằng những cuộc chiến giữa các quốc gia là để thay đổi bản đồ. Và, ông ta là người biết chiến đấu như thế nào. Ấy thế mà có nhiều cách tinh vi khác để thay đổi bản đồ. Hãy lấy trường hợp biển Nam Hải (tức biển Đông theo cách gọi của chúng ta – chú thích NVT) làm ví dụ: các quan chức Trung Quốc khăng khăng cho rằng phần lớn lãnh hải vùng biển này thuộc về Trung Quốc, và các bản đồ của Trung Quốc có xu hướng lồng những đường đứt đoạn để thể hiện quan điểm đó. Thế nhưng quan điểm của Trung Quốc không được bất cứ một tổ chức quốc tế nào công nhận. Tất cả các nước láng giềng cũng đều không công nhận bản đồ 9 đường đứt đoạn đó của Trung Quốc.

Sự việc đó có liên quan gì đến khoa học và tập san Nature? Không liên quan gì cả — ngoại trừ những tranh chấp về lãnh thổ, kể cả tranh chấp trên vùng biển Nam Hải, đang lan tràn trên những trang giấy của các tập san khoa học như Nature. Một xu hướng đáng ngại đang xuất hiện, đó là các nhà khoa học Trung Quốc lồng bản đồ đường lưỡi bò vào những bài báo khoa học của họ, với hàm ý nói rằng vùng biển bao bọc bởi 9 đường đứt đoạn là lãnh hải của Trung Quốc (Xem bài “Những câu chữ tức giận trên biển Đông”). Các nhà khoa học và công dân của các nước lân cận cảm thấy họ bị chọc tức bởi bản đồ đó. Có thể hiểu được sự tức giận của họ, bởi vì những bản đồ đó phần lớn chẳng có liên quan gì đến chủ đề bài báo mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố. Việc lồng bản đồ đường lưỡi bò vào bài báo không phải là một phát biểu khoa học — đó là một phát biểu chính trị, và hình như các nhà khoa học Trung Quốc làm việc này theo chỉ thị của Chính phủ Trung Quốc. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và yêu sách này xuất hiện không đúng chỗ.

Khi nghiên cứu khoa học và chính trị pha trộn nhau, khoa học nên là một công cụ ngoại giao, chứ không phải công cụ cho xâm lấn lãnh thổ. Hợp tác khoa học vẫn có thể nẩy nở ngay cả trong môi trường chính trị thiếu thân thiện. Càng ngày càng có nhiều nhà khoa học Đài Loan hợp tác với các đồng nghiệp trong lục địa Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh và Đài Bắc vẫn tiếp tục có những bất đồng ý kiến cơ bản về mối liên hệ đôi bên. Theo số liệu của Lou-Chuang Lee, người đứng đầu Hội đồng Khoa học Đài Loan, số bài báo khoa học hợp tác giữa các nhà khoa học Đài Loan và lục địa Trung Quốc tăng từ 521 bài vào năm 2005 lên 1,207 trong năm qua.

Những hợp tác như thế có hiệu quả xây dựng nền tảng cho việc nhận thức về những lợi ích chung giữa đôi bên, và hi vọng rằng sẽ hóa giải những khác biệt về chính trị. Ít ra, những hợp tác như thế giúp kiềm chế những gây hấn.

Vậy mà chính trị vẫn thường tìm ngõ ngách để xâm nhập vào khoa học. Một ví dụ là tháng Tám vừa qua, Ann-Shyn Chiang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu thần kinh của Đại học Quốc gia Tsing Hua (National Tsing Hua University) ở Hsinchu, Đài Loan, ngạc nhiên khi nhận được thư của vị đồng nghiệp Yi Rao, một nhà khoa học thần kinh thuộc Đại học Bắc Kinh, đề nghị Chiang ghi tên quốc gia là “Taiwan, Trung Quốc” (thay vì Taiwan). Chiang cho Rao biết rằng hoặc là dùng “Taiwan” hay “Taiwan ROC” (tức Republic of Trung Quốc), hoặc Rao không đứng tên tác giả của bài báo. Cuối cùng thì hai người cũng đi đến một thỏa thuận. Họ đồng ý dùng chữ “Taiwan, Republic of Trung Quốc”. Những tranh chấp trên vùng biển Nam Hải, với tiềm năng tài nguyên và ý nghĩa địa chính trị của nó, sẽ khó mà giải quyết một cách dễ dàng.

Liên quan đến vấn này và các tranh chấp các quốc tế khác, quan điểm của tập san Nature là các nhà khoa học nên dựa vào khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa những bài báo, bằng cách tránh những nhận xét mang tích kích động, những phát biểu gây gỗ, và những bản đồ còn trong vòng tranh cãi. Trong trường hợp không loại bỏ được những điều đó (chẳng hạn như một nghiên cứu về tài nguyên quốc gia cần xem xét đến một hải đảo nào đó) thì bản đồ đó nên được ghi chú rằng “under dispute” ( tức “còn trong vòng tranh cãi”) hoặc một mô tả có ý nghĩa tương tự. Trong các bài báo trên tập san Nature, các biên tập có quyền lồng vào những ghi chú như thế, nếu tác giả không ghi chú. Tránh tranh cãi, các nhà nghiên cứu có thể giữ cho khoa học khỏi bị lây nhiễm bởi chính trị, và giữ cánh cửa hợp tác khoa học rộng mở, và những nghiên cứu của họ có ích. Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu cũng có thể giúp xoa dịu những căng thẳng chính trị, chỉ ra con đường đôi bên cùng có lợi và làm một công việc ngoại giao có ý nghĩa.

Các nhà khoa học, dù xuất phát từ phía nào, cũng có nhiều lợi ích chung. Các nhà khoa học ở nhiều nơi thế giới bị các xung đột làm cho bất ổn có thể hiểu sâu sắc câu phát biểu đó. Thật là vô duyên nếu để tình đoàn kết này bị xói mòn bởi những động thái chính trị và tranh chấp lãnh thổ chẳng có liên quan gì đến khoa học.

NATURE'S ARTICLES ABOUT THE COW TONGUE MAP OF CHINA

Uncharted territory

Journal name: Nature Volume:478, Page:285
Date published: (20 October 2011)
DOI:doi:10.1038/478285a
Published online19 October 2011


Political maps that seek to advance disputed territorial claims have no place in scientific papers. Researchers should keep relationships cordial by depoliticizing their work.

Muhammad Ali observed that the wars of nations are fought to change maps — and he was a man who knew how to fight. Yet there are more subtle ways to change maps. Take the South China Sea: Chinese officials insist that much of its waters belong to China, and Chinese maps tend to include a dotted line that makes the same point. Yet there is no international agreement that China should have possession, and other countries have overlapping claims.

What has this to do with science and Nature? Nothing — except that territorial disputes, including that over the South China Sea, are leaking into the pages of scientific journals such as this one. In a disturbing trend, an increasing number of maps included in scientific articles by Chinese researchers feature a dotted line that envelops almost the entire South China Sea, to indicate Chinese possession (see page 293). Scientists and citizens of surrounding countries are understandably peeved by the maps, which in most cases are completely unrelated to the subjects of the papers in which they are published. The inclusion of the line is not a scientific statement — it is a political one, apparently ordered by the Chinese government. It's a territorial claim, and it's being made in the wrong place.

“Where research and politics mix, science should be a tool of diplomacy, not territorial aggression.”

Where research and politics mix, science should be a tool of diplomacy, not territorial aggression. Even politically hostile environments can prove fertile ground for scientific collaborations. An increasing number of researchers from Taiwan are teaming up with colleagues in mainland China, even as Beijing and Taipei continue to fundamentally disagree over their relationship. According to data provided by Lou-Chuang Lee, the head of Taiwan's National Science Council, the number of research papers resulting from cross-strait collaborations rose from 521 in 2005 to 1,207 last year.

Such collaborations set the stage for the realization of common interests and, one might hope, resolution of political differences. At the least, they could help to restrain aggression.

Still, politics does often find a way to intrude. In August, for example, Ann-Shyn Chiang, director of the Brain Research Center at the National Tsing Hua University in Hsinchu, Taiwan, was surprised by a request from Yi Rao, a neuroscientist at Peking University in Beijing, with whom he was writing a paper. Rao wanted to put down Chiang's affiliation as 'Taiwan, China', the appellation preferred by Beijing. Chiang told Rao either to use Taiwan or Taiwan ROC (Republic of China), or to drop his name from the author list.

Eventually the two found a compromise, agreeing that they would use Taiwan, Republic of China. The dispute over the South China Sea, with its resources and geopolitical significance, won't be so easily ironed out.

With regard to this and other international disputes, Nature takes the position that scientists should stick to the science. Authors should try to depoliticize their articles as much as possible by avoiding inflammatory remarks, contentious statements and controversial map designations. If such things can't be avoided, for example if a study of a country's resources requires taking account of whether a certain island belongs to it, the map should be marked as 'under dispute' or something to that effect. In papers in Nature, editors reserve the right to insert such a label if authors fail to do so. By avoiding controversy, researchers who keep politics from contaminating their science will keep the doors of collaboration open, and their studies will benefit. Researchers could also, as a by-product, help to defuse political tensions, show the way to mutual benefit and perform a diplomatic service.

Researchers on all sides have much in common, as many scientists in parts of the world made unstable by conflict can appreciate. It makes no sense to undermine this solidarity through irrelevant political and territorial posturing.




==== [2] =========



ANGRY WORDS OVER EAST ASIAN SEAS
Chinese territorial claims propel science into choppy waters.

David Cyranoski

Mine, all mine: the rush to claim minerals and oil is driving China's marine ambitions.CHINAFOTOPRESS/GETTYClashes at sea. Disputed borders. It is not the usual stuff of science. But researchers and scientific journals are being pulled into long-simmering border disputes between China and its neighbours. Confrontations involving research vessels are raising tensions in the region, while the Chinese government is being accused of using its scientists' publications to promote the country's territorial claims.

China's desire to increase its exploitation of the sea is no secret. The country's 12th five-year plan, which covers 2011–15 and was approved in March, was the first to mention the importance of a marine economy. In May, China's Ocean Development Report estimated that marine industries, including offshore oil and gas exploration, fisheries and ship building, will earn 5.3 trillion renminbi (US$830 billion) by 2020. Last month, Zhang Jixian, head of the Chinese Academy of Surveying and Mapping, announced that the country will ramp up efforts to chart what he described as its "three million square kilometres of water territory", an area much larger than that considered by neighbouring states to be Chinese territory. The mapping project will be aided by China's first cartographic satellite, to be launched in December, and the Jiaolong submersible, which is scheduled to take humans to ocean depths of 7,000 metres next year1. If the dive succeeds, China will capture the record for the deepest-ever manned ocean exploration from its great marine rival, Japan.

China claims Taiwan, for example, whereas Taiwan claims that it is independent. Japan, China and Taiwan all claim the uninhabited Senkaku Islands in the East China Sea. The clashes are fiercest in the South China Sea, where China claims the Paracel Islands (home to turtles, seabirds and a few Chinese troops) and the Spratly Islands, an archipelago of more than 700 isles, along with a huge area of the South China Sea surrounding them. Vietnam, Malaysia, Taiwan, Brunei and the Philippines all argue that those areas fall within their exclusive economic zones, which are recognized by the United Nations. The disputes are decades old, but reports of oil deposits — estimated at anywhere from 1.6 billion to 21.3 billion recoverable barrels — and significant mineral resources are now raising the stakes.

Because exploration often goes hand in hand with research, scientists are finding themselves on the front line. In June, Vietnam accused a Chinese fishing vessel of ramming a seismic survey ship working for the state energy company, PetroVietnam. And on 26 September, Japan ordered a Chinese research vessel that seemed to be conducting a marine survey to leave the exclusive economic zone that Japan claims around the Senkaku Islands.

The battle is also spilling over to the pages of scientific journals. Critics say that Chinese researchers are trying to make their country's possession of the South China Sea a fait accompli by routinely using maps that show its extended marine boundaries. For example, a 2010 review of the impacts of climate change on water resources and agriculture in China, published in Nature2, included a map with an inserted area that implied that most of the South China Sea was part of China.

Last month, in an online posting that was also sent to Nature and other journals, 57 Vietnamese scientists, engineers and other professionals living around the world complained about the use of such maps. The letter laments the Chinese government's use of "'back door' tactics", and argues that it is "using your magazine/journal as a means to legitimize such [a] one-sided and biased map". A map that appeared in a review of Chinese demography published in Science3 provoked similar criticism. Science responded with an Editor's Note4 stating that the journal "does not have a position with regard to jurisdictional claims" but that it is "reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes".

Meanwhile, Michael Oppenheimer, a geoscientist at Princeton University, New Jersey, who is co-editor of Climatic Change, has received a barrage of e-mails since June from scientists contesting a Chinese map that his journal published more than four years ago5. The map includes a thick 'cow-tongue' shaped dotted line that claims for China a wide swathe of the South China Sea, reaching down towards Malaysian Borneo. The scientists, from Vietnam, Finland, Canada and elsewhere, are demanding a correction to the map. But this kind of highly politicized debate over territory "is not a question that a journal like ours wants to deal with", says Oppenheimer.

Other Vietnamese scientists contacted by Nature were most angered by instances of what they consider to be gratuitous uses of the cow-tongue map. "They include the line around the South China Sea even when this region, and the islands within it, have absolutely zero relevance to the topic," says Q. Tuan Pham, a chemical engineer at the University of New South Wales in Sydney, Australia.

Why Chinese scientists include the controversial map in their papers is not clear. Following the e-mails, Oppenheimer decided that the disputed map had no relevance to the conclusion of the paper in question, and suggested that the lead author, Xuemei Shao of the Institute of Geographic Sciences and Natural Resources Research in Beijing, change it. Shao refused, explaining in an e-mail that the figure "is requested by the Chinese government".




Jingyun Fang, a climate-change specialist at Peking University in Beijing who was a co-author on the Nature review, says that he included the insert because "we should follow China's law to include these Chinese seas in the map". Neither Fang, Shao nor any of four authors of other articles that included similar maps responded to requests from Nature for details of these regulations.

Science, Nature and Climatic Change have ultimately decided not to remove the offending maps. But Tuan Nguyen, a professor of medicine at the Garvan Institute of Medical Research in Sydney, who has independently complained to journal editors about China's maps of the South China Sea, says that maps in journals should be treated as scientific data and verified before publication. "The publication of such a map represents an abuse of science," he says.


http://www.nature.com/nature/journal/v478/n7369/full/478285a.html
http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html?WT.ec_id=NATURE-20111020

Saturday, October 8, 2011

THẮNG LỢI TO LỚN CỦA CÁC KHOA HỌC GIA VIỆT NAM

Thắng lợi to lớn của các nhà khoa học Việt Nam góp thêm một mũi dao xẻo “đường lưỡi bò” phi pháp của Tàu Cộng

03/10/2011

Nhờ sự cố gắng không mệt mỏi của các nhà khoa học người Việt tại hải ngoại cũng như trong nước, liên tục lên tiếng cảnh báo đến các cơ quan khoa học quốc tế uy tín với lý lẽ nghiêm túc, xác đáng, nên việc in bản đồ có hình lưỡi bò như một sự công nhận hiển nhiên lãnh hải bịa đặt của Trung Quốc, do âm mưu nham hiểm của đế quốc Trung Cộng luồn bản đồ này vào các công trình khoa học, nay đã được thừa nhận là một việc sơ suất và sẽ được tạp chí khoa học uy tín Science xem xét sửa sai trong thời gian tới. Cùng với việc cơ quan Bản đồ quốc tế uy tín bậc nhất của Hoa Kỳ xóa bỏ lời ghi chú phi lý dưới hình quần đảo Hoàng Sa trong tấm bản đồ thế giới do họ công bố, vô tình xác nhận quần đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đây lại là một thắng lợi lớn nữa của giới khoa học yêu nước chúng ta, nó cũng là bằng chứng cho thấy trí thức trong ngoài nước, bất phân chính kiến, luôn luôn sát vai nhau trong cuộc đấu tranh bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ lãnh hải Tổ quốc Việt Nam. Chỉ những kẻ khăng khăng bám riết lấy cái ghế lợi quyền ích kỷ của phe nhóm mình, bên nào cũng vậy, mới nặn ra đủ những chuyện “ý thức hệ”, “diễn biến” này khác, nhằm phá hoại công cuộc giao lưu hòa hợp dân tộc, một xu thế lịch sử rõ ràng ngày càng không thể cưỡng.
Để bạn đọc chia sẻ thông tin và đóng góp phần mình, dưới đây, ngoài bài viết của TS Lê Văn Út, BVN xin đăng nguyên lá thư phản đối của nhóm Nguyễn Hùng ở Úc châu gửi đến Ban Biên tập của 100 cơ quan thông tấn, báo chí về chuyện đường lưỡi bò kèm bản dịch ra tiếng Việt của Anh Hoàng, “Lời lưu ý” của tạp chí Science kèm bản dịch của nhóm Nguyễn Hùng, và một danh mục 100 địa chỉ các tạp chí khoa học trên thế giới mà lá thư của Nhóm Nguyễn Hùng đã gửi tới, cùng với một danh sách 81 người ký tên vào lá thư đó.
Tưởng nên lưu ý bạn đọc rằng trong danh sách đó có một nhân vật đặc biệt, một người bạn lớn của Việt Nam: nhà vật lý hàng đầu quốc tế, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp – Giáo sư Pièrre Darriulat.

Bauxite Việt Nam

-------------------------------------------------------------


1. Tạp chí nổi tiếng Science sẽ không đăng bài báo có “đường lưỡi bò” TS Lê Văn Út

Sau khi nhận được sự phản đối quyết liệt của các học giả Việt về đường lưỡi bò phi pháp mà tác giả TQ đã sử dụng trong bài báo đăng các tạp chí quốc tế, cuối cùng thì tạp chí Science, một tạp chí hàng đầu trên thế giới có chỉ số trích dẫn (Impact factor) thuộc hàng cao nhất, đã phải ra một thông báo như sau:

(đường dẫn: http://www.sciencemag.org/content/333/6051/1824.2.full, hay có thể xem trực tiếp file Science-2011–1824 luoi bo nếu không có bản quyền truy cập).

Cụ thể, từ kinh nghiệm bài báo [X. Peng, Science 333, 581 (2011)] có dính đường lưỡi bò phi pháp, nay tạp chí Science khẳng định “Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes”.

Tạm dịch: “Tạp chí Science không có vai trò gì về các tuyên bố chủ quyền trong vùng biển được bao gồm trong bản đồ (đăng trong bài báo đã nêu – UVL). Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo có liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không ủng hộ hay không có vai trò gì trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.

Như vậy sắp tới TQ sẽ không còn cơ hội nào lợi dụng các tạp chí khoa học để tuyên truyền với quốc tế về cái đường lưỡi bò phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Bởi lẽ, một khi một tạp chí hàng đầu như Science tuyên bố một cách khoa học và đúng đắn như thế thì các tạp chí khác cũng khó lòng mà làm khác (tức phản khoa học).

Đây là một thắng lợi to lớn của học giả Việt trong việc bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

L.V.U. (ĐH Oulu, Phần Lan)

P/S: Xin chân thành cảm ơn những học giả Việt đã lên tiếng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Nguồn: utvle.wordpress.com


------------------------------------------------------------------------------

2. Lá thư phản đối của các nhà khoa học người Việt gửi đến tạp chí Science

September 27, 2011

Dear Sir:

RE: Chinese maps incorrectly claiming most of the South China Sea as her territorial waters.


We are a group of academics and professionals from Vietnam or of Vietnamese heritage who live in various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Journal of Geographical Sciences (August 2010), Nature (September 2010), Science (July 2011), Waste Management (August 2011), and Journal of Petroleum Science and Engineering (August 2011), to name just a few.

The legerdemain involves the depiction of disputed waters and islands in the South China Sea as belonging to China in maps illustrating their articles in tandem with the deletion of the claims of neighboring countries, namely Vietnam, Malaysia, Brunei, Indonesia, and the Philippines. This is part of a concerted effort by China to “authenticate” her territorial claims.
Please review the maps below to see how the sleight of hand is performed.

In the past few years, China has arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole South China Sea as her “historical waters.” This area of about 3,500,000km2, also referred to as the East Sea by Vietnam, encircles the Paracel and Spratly archipelagos and has been a subject of a territorial dispute among Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei, Taiwan, and China. It is noted that China wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago from Vietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988.

China’s territorial claims to the hand-drawn, U-shaped, 11-dashed line zone in the doctored map (figure A) that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify their authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), which China ratified in 1982. The UNCLOS 200-mile Exclusive Economic Zone boundary lines of the East Sea are shown as blue dotted lines in figure B.

Inserting doctored maps of China that cover virtually the whole South China Sea in articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. China is hoping that over time the frequent appearances of such maps in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.

In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this unacceptable ploy.

Yours sincerely,
On behalf of signatories
Hung Nguyen, Sydney Australia
Email: hungthuoc@yahoo.com
----------------------------------------------------------

Bản dịch:

Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung Quốc, giành hầu như toàn bộ Biển Đông là vùng lãnh hài của nước này.

Kính thưa ông,

Chúng tôi là một số nhà khoa bảng và chuyên viên ở Việt Nam hay gốc Việt đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh báo với nhà xuất bản về trò bịp về bản đồ được những nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc sử dụng trong các bài báo gửi công bố trên các tạp chí có độc giả đông đảo trên khắp thế giới, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.

Trò bịp trên liên quan đến việc miêu tả trong các bản đồ minh hoạ cho bài báo của họ những vùng biển và đảo đang tranh chấp ở Biển Đông là thuộc Trung Quốc song song với việc loại bỏ tuyên bố chủ quyền của những quốc gia láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines. Đây là một phần của một nỗ lực đầy tính toán của Trung Quốc để “hợp thức hóa” những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ.
Xin xem những bản đồ dưới đây để thấy cái trò lộn sòng này được thực hiện ra sao.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã áp đặt và đơn phương tuyên bố hầu như toàn bộ vùng Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 3.500.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, và Trung Quốc. Xin lưu ý rằng Trung Quốc đã cướp giật quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía Tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988.

Tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc được các nhà khoa bảng và chuyên viên Trung Quốc này được tuồn vào bản đồ nguỵ tạo vẽ tay có hình chữ U với 11 vạch, in trong bài báo của họ, không có chút dữ liệu khoa học hay thông tin địa lý nào để chứng thực cả. Họ cũng bất chấp cơ sở luật pháp được quốc tế thừa nhận, đưa ra trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc đã phê chuẩn. Ranh giới Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý theo UNCLOS được thể hiện bằng đường chấm chấm màu xanh trong hình B.

Các bản đồ nguỵ tạo lãnh thổ Trung Quốc bao gồm hầu như toàn bộ Biển Đông trong các bài báo phát xuất từ các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những thủ đoạn của nhà nước Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện những bản đồ như thế trên các tạp chí nổi tiếng mà không bị Ban Biên tập và độc giả phê phán, sẽ giúp họ xác lập sự thừa nhận de facto [trên thực tế] tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng đất và biển đang tranh chấp.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi trân trọng đề nghị ông cảnh giác và không để cho tập san có uy tín của ông bị sử dụng cho thủ đoạn không thể chấp nhận được này.

Trân trọng,
Thay mặt những nguời ký tên
Hung Nguyen, Sydney Australia
Email: hungthuoc@yahoo.com